Bảo trì bộ lưu điện UPS là quy trình quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động ổn định và tuổi thọ của hệ thống. Đọc ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách để bảo trì bộ lưu điện UPS.
1. Tại sao cần phải bảo trì, bảo dưỡng bộ lưu điện?
Việc bảo trì bộ lưu điện ups khá quan trọng. Để có thể đảm bảo UPS hoạt động ổn định và hiệu quả. Điều này sẽ giúp nguồn điện được cung cấp một cách liên tục và không bị gián đoạn. Giúp bảo vệ các thiết bị quan trọng khỏi mất điện đột ngột.
Khi bảo trì các thành phần như mạch điện, mạch tự động chuyển nguồn, quạt làm mát và các cảm biến nhiệt độ,… Nếu phát hiện trục trặc. Ta có thể khắc phục sự cố sớm, tránh việc UPS gặp phải các vấn đề hoặc hỏng hóc không đáng có.
Khi kiểm tra ắc quy bộ lưu điện, phải đảm bảo được ắc quy bộ lưu điện đã hoạt động đúng cách và có đủ năng lượng để duy trì hoạt động trong một thời gian nhất định khi mất điện.
Khi nào cần bảo trì bộ lưu điện UPS?
Thời gian thích hợp để bảo trì bộ lưu điện ups: Bảo trì theo định kỳ. Trong một tháng một lần hoặc một năm một lần. Tùy theo các yếu tố.
- Hướng dẫn và quy định về việc sử dụng bộ lưu điện của nhà sản xuất về việc bảo trì bộ lưu điện.
- Tình trạng thay đổi của ups.
- Bộ lưu điện gặp trục trặc hoặc sự cố.
- Đã sử dụng bộ lưu điện trong một khoảng thời gian nhất định mà chưa bảo trì.
- Tùy thuộc vào điều kiện của môi trường nơi lắp đặt bộ lưu điện.
2. Các bước thực hiện bảo trì
Bước thứ 1: Kiểm tra tình trạng bên ngoài và lưu lại dữ liệu của bộ lưu điện UPS
- Kiểm tra các hiện tượng bất thường có thể nhận biết bằng mắt thường như ngập nước, chập, cháy, nổ,… trong UPS.
- Kiểm tra và ghi lại đầy đủ các thông số trên LCD. Như điện áp, tần số vào ra, thông số tải và battery… Quan sát để kiểm tra cảnh báo lỗi thông qua đèn led. Lưu lại các thông tin trong data log.
Bước thứ 2: Thực hiện tắt hoặc thay đổi chế độ hoạt động của bộ lưu điện UPS.
- Đối với thiết bị có thể dừng hoạt động được: Hãy ngắt hệ thống bộ lưu điện và tắt tải hoàn toàn.
- Đối với thiết bị không thể dừng hoạt động được. Hãy chuyển UPS sang chế độ Bypass (nếu có). Sau đó chuyển Bypass ngoài cho tải sử dụng điện trực tiếp.
Bước thứ 3: Thực hiện bảo trì UPS. Với bên ngoài UPS: nhẹ nhàng vệ sinh các bộ phận bên ngoài của UPS. Còn với bên trong UPS:
- Mở cửa trước của bộ lưu điện. Tháo các miếng định hướng gió.
- Xã tụ BUS, tháo main PSDR nối với nhau.
- Tháo main PSDR.
- Tháo main CCB-POWER, CCB – SIGNAL.
- Tháo nắp trên của bộ lưu điện, kiểm tra bộ sạc, bo EMI, bo STS.
- Đậy lại nắp trên UPS, gắn lại các miếng chắn gió trên main PSDR.
- Trong mỗi thao tác trên, hãy ngay lập tức vệ sinh các chi tiết bạn đã tháo ra để kiểm tra và bảo trì.
Bên trong tủ Pin (Batt/ Battery)
- Tháo nắp trên và 2 bên tủ batt.
- Kiểm tra điện áp từng batt và tổng các batt, các kết nối của batt, thời gian lưu điện của acquy.<
- Vệ sinh từng batt và tổng các batt.
- Gắn lại các nắp như ban đầu
Bước thứ 4: Khởi động lại bộ lưu điện và quan sát quá trình khởi động đó. Hãy chắc chắn là bộ lưu điện hoạt động lại một cách bình thường.
3. Những lưu ý khi bảo trì bộ lưu điện:
- Tuân thủ theo những hướng dẫn và quy tắc của nhà sản xuất đối với việc bảo trì bộ lưu điện ups.
- Chúng ta không nên tự ý bảo trì bộ lưu điện. Hãy thuê chuyên viên kỹ thuật về điện, hệ thống để đảm bảo an toàn.
- Cần phải có đầy đủ dụng cụ cần thiết, đồ bảo vệ an toàn lao động, điện,… trước khi tiếp xúc với thiết bị.
- Nên bảo trì định kỳ UPS. Thời gian thường là mỗi tháng một lần hoặc mỗi năm một lần tùy vào các loại bộ lưu điện khác nhau và môi trường sử dụng các bộ lưu điện đó
- Kiểm tra các thông số hiện lên UPS. Chắc chắn bộ lưu điện vẫn hoạt động bình thường sau khi được bảo trì.
Hy vọng rằng với bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn phần nào hiểu được về cách bảo trì bộ lưu điện ups cũng như những thông tin về bộ lưu điện ups. Cảm ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi bài viết của chúng ta!